5 lưu ý khi tư vấn món ăn giúp bạn trở thành nhân viên phục vụ tinh tế trong nhà hàng
1. Thái độ nhã nhặn
Quy tắc cần tuân thủ khi tiếp cận khách hàng là hãy thể hiện thái độ vui vẻ chào hỏi trong vòng một phút sau khi khách ngồi vào chỗ. Chớ nên để khách chờ lâu vì ấn tượng đầu tiên rất quan trọng.
Đảm bảo rằng bạn là người dễ chịu, thân thiện, hữu ích và gọn gàng. Hãy mỉm cười, giao tiếp bằng mắt và cho họ biết tên của bạn, để trong những trường hợp cần thiết khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm bạn. Nước nên được mang đến bàn vào lúc này. Đây là cách tiếp cận hữu hiệu nhất trước khi bắt đầu tư vấn món ăn.
Dù là tư vấn món ăn hay tính tiền, hãy nở một nụ cười và thể hiện một phong thái dễ chịu. Khách hàng của bạn cần cảm thấy mình quan trọng và sự hiện diện của họ được ghi nhận.
Nếu khách hàng cảm thấy họ không quan trọng trong mắt bạn, họ sẽ chẳng ngại ngần trong việc tìm đến một nhà hàng khác. Gần như bạn sẽ không bao giờ biết mình đã vĩnh viễn mất một khách hàng như thế nào vì họ sẽ luôn lặng lẽ ra đi và không bao giờ quay trở lại.
Họ cũng sẽ nói với bạn bè và gia đình về trải nghiệm không tốt của mình và công việc kinh doanh của nhà hàng sẽ bị ảnh hưởng.
2. Đồ uống là ưu tiên
Nước không phải lúc nào cũng được phục vụ trong mọi nhà hàng. Vì thế hãy hỏi khách của bạn xem họ có muốn uống nước hay không.
Sau khi kiểm tra nhu cầu về đồ uống của khách, hãy chia sẻ thực đơn nước ngọt và đồ uống có cồn với khách cũng như bất kỳ loại trà nào mà nhà hàng bạn cung cấp. Yêu cầu đầu tiên này cần được thực hiện và phục vụ rất nhanh chóng.
Sau khi đồ uống được phục vụ, bạn có thể hỏi xem khách đã sẵn sàng gọi món chưa. Mẹo nhỏ để nhận ra điều này là hãy chú ý việc khách hàng đã đóng quyển thực đơn và đặt chúng xuống bàn.
Việc phục vụ đồ uống nhanh chóng cho khách hàng sẽ giúp họ có thể sử dụng ngay lập tức, có thêm sự kiên nhẫn trong thời gian chờ đợi nhà hàng lên đồ ăn chính.
3. Giải thích menu
Thường thì sẽ có khách vẫn đang đọc thực đơn khi bạn đến gần bàn để chuẩn bị nhận gọi món. Đây là thời điểm tốt để tư vấn.
Nếu bạn có những vị khách mới chưa từng đến nhà hàng trước đây, hãy cho họ thấy rằng bạn am tường thực đơn đến thế nào, khi biết rõ các món và đề nghị giúp khách chọn ra đồ ăn phù hợp, tránh được các món ăn mà khách có thể bị dị ứng, ngộ độc,…
4. Đưa ra gợi ý
Bạn sẽ thường xuyên gặp phải một khách hàng mới lần đầu đến nhà hàng, hoặc thực sự không chắc chắn về những gì họ muốn ăn vào ngày hôm đó. Công việc của bạn, với tư cách là người phục vụ, là giúp họ đưa ra lựa chọn dễ dàng hơn.
Bạn sẽ cần xác định xem họ đang tìm kiếm một bữa ăn “nhẹ nhàng” hay đủ no để lấp đầy chiếc bụng đói. Với trường hợp đầu tiên, bạn có thể gợi ý một món súp, hoặc salad hay bánh mì.
Một số khách hàng tinh ý sẽ hỏi về một món ăn và điều gì làm cho món ăn đó trở nên đặc biệt. Bằng cách biết chính xác cách chế biến và đặc trưng tạo nên món ăn đó, bạn sẽ tạo nên sự tò mò cho khách và họ sẽ gọi món dựa trên gợi ý của bạn.
Đối với một khách hàng mãi không thể quyết định được món, hãy chọn hai hoặc ba trong số những món được gọi nhiều nhất của nhà hàng để đưa ra đề xuất.
5. Tư vấn tinh tế
Khi bạn làm việc trong nhà hàng, bạn sẽ phát hiện ra rằng có một số khách hàng biết chính xác những gì họ muốn ăn, bất chấp mọi nỗ lực tư vấn, họ sẽ chỉ gọi món họ muốn và sẽ không bị thuyết phục bởi bất cứ thứ gì khác. Thực ra đó là điều tốt, khi khách hàng hiểu rõ họ muốn gì, bạn sẽ không mất công, mất thời gian tư vấn, chăm sóc khách nhiều.
Còn với khách hàng không chắc chắn thì khó hơn một chút. Bằng cách tìm hiểu tại sao khách hàng loay hoay về những gì họ muốn gọi, sau đó bạn có thể đưa ra các đề xuất phù hợp.
Một số khách hàng chưa biết nhiều về nhà hàng và thực đơn. Trong trường hợp này, bạn cần đặt câu hỏi và trả lời một cách am hiểu nhất có thể.
Một số người không đói lắm, nhưng đi theo cả nhóm đi ăn. Trong trường hợp này, bạn nên gợi ý súp, salad hoặc một món khai vị hơn là gọi khẩu phần ăn lớn. Khách của bạn sẽ đánh giá cao sự khéo léo và sẽ hài lòng vì họ sẽ không phải ngồi nghịch điện thoại nhìn bạn bè ăn.
Ở tình huống khác, khách hàng có ngân sách hạn chế nhưng thực đơn của bạn có phần đắt đỏ. Bạn có thể tư vấn các món ăn có giá tiền trung bình trong thực đơn trước, hoặc có thể gợi ý khách hàng gọi theo một phần nhỏ hơn, để phù hợp với nhu cầu ngân sách của họ.
Bạn thậm chí có thể đề xuất một món ngoài thực đơn có giá cả phải chăng để đáp ứng nhu cầu của khách. Bằng cách thể hiện sự cởi mở cũng như khéo léo, bạn đưa ra những đề xuất khiến khách hàng cảm thấy đặc biệt và quan trọng, thay vì thấy bản thân tự ti và không được chào đón.
Hỏi cụ thể liệu khách có muốn món gì bằng tên cụ thể, thay vì hỏi một câu hỏi chung chung hơn như: “Quý khách có muốn món gì khác không?”. Điều này thường gặp phải một câu trả lời không như mong muốn và khách sẽ kết thúc nhu cầu gọi món. Bạn giữ giao dịch mở càng lâu, nhà hàng sẽ bán được nhiều đồ ăn hơn.
Hãy thể hiện óc quan sát tinh tế bằng cách xác định từng kiểu thực khách và dạng đồ ăn mà họ hướng đến. Chẳng hạn như: Tư vấn món ăn mềm, dễ tiêu hóa cho người lớn tuổi, các món súp, mì cho trẻ em, những món ăn tốt cho sức khỏe với phụ nữ.

tinh
Did you mean tình